Tin tức: Kinh nghiệm lái xe vào đường ngập nước

Kinh nghiệm lái xe qua đường ngập an toàn, xử lý khi xe bị chết máy.
KHÔNG ĐI VÀO ĐƯỜNG NGẬP NƯỚC. NẾU ĐI MÀ XE CHẾT MÁY TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐỀ NỔ, ĐẨY XE LÊN CHỖ CAO CHỜ CỨU HỘ
Lái xe đường ngập vô cùng nguy hiểm nhất là xe bị chết máy giữa đường do bị ngập nước nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để lái xe qua đường ngập và xử lý khi xe bị chết máy giữa đường, kinh nghiệm cần thiết khi lái xe qua đường ngập, xử lý xe bị chết máy và hạn chế nước tràn vào động cơ gây hư hại nghiêm trọng nhé.
I. Cách lái xe qua đường ngập
1. Đánh giá độ sâu vùng ngập nước
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong các kỹ thuật lái xe qua đường ngập nước đó chính là đánh giá độ sâu của vùng ngập. Nếu không đánh giá độ sâu vùng ngập và cho xe đi thẳng vào vùng ngập, chẳng may gặp vùng nước sâu sẽ gây ra tình trạng thủy kích khiến xe bị chết máy giữa đường.
Mỗi dòng xe có thiết kế và kết cấu khác nhau từ đó khả năng lội nước cũng khác nhau. Khả năng lội nước của xe tùy thuộc vào vị trí của ống hút gió, vì nếu nó nằm ở vị trí cao hơn mặt nước thì sẽ khó tràn vào bên trong. Với những xe có ống hút gió thấp, nước dễ dàng tràn vào và làm động cơ ngừng hoạt động, khả năng lội nước thấp.
Để đảm bảo xe lội qua được vùng ngập nước và không bị chết máy giữa đường, người cầm lái ngoài nắm rõ kỹ thuật lái xe thì cần nắm rõ khả năng lội nước của xe. Sau khi kết hợp đánh giá tình hình vùng ngập và khả năng lội nước của xe, tiến hành vượt qua vùng ngập nếu thấy khả thi.
2. Sử dụng đèn cảnh báo và đèn chiếu sáng
Bật đèn khi lái xe qua đường ngập là điều cần thiết vì đèn không những giúp chiếu sáng phía trước mà còn giúp người lái xe có thể đánh giá được độ sâu của vùng ngập. Nếu trời âm u thì bạn nên bật đèn cốt để quan sát tốt hơn. Nếu trời còn sáng thì bạn nên bật đèn gầm để cảnh báo và hỗ trợ tầm nhìn phía trước.
3. Tắt điều hòa
Bạn nên tắt điều hòa khi quyết định cho xe chạy vào vùng ngập. Tắt điều hòa, quạt gió ở khoang máy sẽ dừng hoạt động hạn chế tình trạng hút nước đi sâu vào khoang máy. Tắt điều hòa còn giúp giảm tải cho động cơ, giúp xe tập trung toàn lực để vượt qua vùng ngập.
Bạn có thể hạ kính để không khí lưu thông và để tránh trường hợp bị ngộp khi tắt điều hòa trong xe. Ngoài việc tắt điều hòa, bạn nên tắt luôn các thiết bị điện không cần thiết lúc đi qua vùng ngập như màn hình DVD, loa,…
4. Chuyển về số thấp
Trong điều kiện trời mưa đường ngập, bạn nên chuyển về số thấp để an toàn khi lái xe. Khi lái xe ở số thấp lực kéo sẽ cao, thông thường chúng ta nên chuyển về số 1 hoặc 2 với xe hộp số sàn và chuyển về D1 hoặc dùng lẫy chuyển về số tay 1 hoặc 2 đối với xe hộp số tự động.
5. Giữ đều ga, không tăng/giảm tốc độ đột ngột
Để lái xe đường ngập mà không chết máy, người lái xe nên giữ ga đều tay, chạy tốc độ trung bình, lưu ý là không chạy quá nhanh cũng không nên chạy quá chậm. Bạn tuyệt đối không được tăng ga hay giảm ga đột ngột, nếu tăng giảm ga đột ngột nước sẽ dễ dàng tràn vào khoang máy thông qua lưới tản nhiệt hay tràn vào ống xả.
Người lái xe trong điều kiện trời mưa đường ngập tuyệt đối giữ xe di chuyển với tốc độ trung bình không dừng lại giữa đường. Trong trường hợp bắt buộc phải dừng xe, thay vì giảm ga bạn nên giữ đều ga kết hợp với đạp phanh. Việc đồng thời đạp phanh và đạp ga sẽ tránh tình huống xe chết máy giữa đường.
6. Giữ khoảng cách với xe phía trước, càng xa càng tốt
Lái xe qua đường ngập thường sẽ không chủ động như trong điều kiện bình thường. Việc gặp phải tình huống bất ngờ là đều quá quen thuộc, vì vậy người điều khiển xe nên giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, càng xa càng tốt. Hạn chế tình huống phải phanh gấp hay dừng xe giữa vùng ngập.
7. Tăng ga từ từ khi gần thoát khỏi vùng ngập sâu
Để đảm bảo an toàn và bảo vệ xe tránh khỏi những sự cố ngoài ý muốn, dù đã gần thoát ra khỏi vùng ngập, người lái xe vẫn nên chú ý giữ ga đều và tăng ga từ từ tránh tăng ga đột ngột khiến xe gặp sự cố không mong muốn.
II. Kinh nghiệm lái xe qua đường ngập nước
1. Chạy giữa tâm đường
Đối với hầu hết các loại đường, phần tâm sẽ được xây cao hơn phần rìa hai bên. Do đó khu vực tâm nước ngập cạn và nông hơn hai bên. Khi lái xe qua đường ngập nặng bạn nên lưu ý và ưu tiên cho xe đi vào giữa tâm đường nhưng vẫn đảm bảo đúng làn đường để đảm bảo an toàn.
2. Tránh xe chạy ngược chiều, không chạy song song với xe lớn
Lái xe cạnh xe lớn trong điều kiện bình thường vốn đã nguy hiểm, trong điều kiện mưa bão nên tuyệt đối hạn chế chạy cạnh xe lớn, chạy gần xe ngược chiều nhất là xe buýt, xe tải, xe container. Khi bạn đi gần các xe này nước sẽ văng sang hai bên dễ tràn vào khoang máy và làm hỏng hóc xe.
3. Không tắt động cơ khi xe mới đi qua vùng ngập
Bạn nên giữ ga đều khi điều khiển xe qua vùng ngập và đặc biệt là không tắt động cơ sau khi thoát khỏi vùng ngập, nổ máy và di chuyển 10 – 15 phút để nước đã lọt vào khoang máy nhanh chóng bốc hơi ra ngoài.
4. Kiểm tra và bảo dưỡng xe sau khi lội nước
lai xe qua duong ngap
Nếu xe đã từng đi qua vùng ngập thì bạn nên đưa xe đi kiểm tra và bảo dưỡng động cơ càng sớm càng tốt. Nước bẩn trên đường ngập dễ gây hại đến sơn xe và gầm xe, vì vậy bạn nên rửa xe để hạn chế các hỏng hóc bên ngoài.
Bạn cần đi bảo dưỡng hệ thống cơ, hệ thống treo, hệ thống đèn điện để chắc chắn nước không lọt vào bên trong và không gây hại gì cho hệ thống vận hành cho xe. Trường hợp nếu có hư hại thì việc kiểm tra và sửa chữa sớm sẽ giúp cho việc khắc phục hỏng hóc nhanh và dễ dàng hơn.
III. Cách xử lý xe chết máy giữa đường, xe bị thủy kích
lai xe qua duong ngap
Khi lái xe qua đường ngập, nếu bạn không cẩn thận thì xe sẽ dễ dàng bị chết máy giữa đường. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn tuyệt đối không cố gắng khởi động động cơ để hạn chế nước tràn thêm vào cổ hút gió làm ảnh hưởng đến động cơ.
Cách xử lý tốt nhất trong tình huống này là không khởi động xe, giảm lượng khí mà nước nạp vào để giảm phản lực, Hạn chế hỏng hóc cho các tay biên và động cơ. Thay vào đó, bạn nên thực hiện ngay các bước cơ bản xử lý xe ngập nước chết máy giữa đường như sau:
Bước 1: Chuyển về cần số N để dễ dàng đẩy xe hay kéo xe.
Bước 2: Không gắn chìa khóa vào ổ khóa trên xe.
Bước 3: Quan sát độ sâu của mực nước, không mở cửa nếu nước cao hơn mép cửa để tránh nước tràn vào xe. Thay vào đó hạ cửa sổ và leo ra ngoài.
Bước 4: Mở nắp capo tháo 2 cục ắc quy để tránh tình trạng chập mạch.
Bước 5: Kiểm tra dầu nhớt, nếu nước tràn vào sẽ làm cho màu của dầu nhớt chuyển sang màu cà phê sữa.
Bước 6: Gọi cứu hộ để kéo xe về hãng sửa chữa, liên hệ bảo hiểm nếu có mua bảo hiểm thủy kích.
Từ khóa: , , , ,

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Gọi taxi